PHẦN 1: VỊ THẾ CÀ PHÊ ROBUSTA VIỆT NAM

LOẠT BÀI:
VIỆT NAM: QUỐC GIA SẢN XUẤT VÀ XUẤT KHẨU CÀ PHÊ ROBUSTA RA THỊ TRƯỜNG TOÀN CẦU LỚN NHẤT CÙNG NGHỆ THUẬT PHỐI TRỘN, PHA CHẾ VÀ VĂN HOÁ THƯỞNG THỨC CÀ PHÊ ROBUSTA ĐỘC ĐÁO, ĐA DẠNG NHẤT THẾ GIỚI.

Cà phê là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, cũng là mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng thứ 2 về kim ngạch sau gạo. Chính vì thế ngành cà phê có một vai trò rất lớn trong nền kinh tế chiến lược quốc gia.
Brazil và Việt Nam chiếm đa số sản lượng cà phê của thế giới. Đây còn là hai quốc gia lớn cung cấp chủ yếu hai loại cà phê chính gồm Arabica và Robusta. Hiện nay, Brazil đang dẫn đầu thế giới về tổng sản lượng sản xuất và xuất khẩu cà phê bao gồm cả 2 loại cà phê Arabica và Robusta. Tuy nhiên, riêng về loại cà phê Robusta thì sản lượng cà phê Robusta của Việt Nam cao hơn Brazil: thống kê mùa vụ cà phê 2020-2021 vừa qua, Việt Nam đạt 1680 ngàn tấn, Brazil đạt 1212 ngàn tấn. Số liệu thống kê 3 mùa vụ gần đây của USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cũng đã minh chứng cho điều này.

Robusta chiếm gần 90% diện tích cà phê ở Việt Nam, tập trung chủ yếu tại các tỉnh Tây Nguyên bao gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắc Nông và Lâm Đồng. Bên cạnh đó, một số vùng trung du như Vũng Tàu, Đồng Nai cũng trồng được loại cà phê này và cho năng suất tương đối cao. Những vùng trồng cà phê Robusta nổi tiếng như Pleiku, Ayun Pa, Buôn Hồ, Buôn Ma Thuột,… Trong đó, nổi bật nhất là Buôn Ma Thuột – nơi được xem là thủ phủ cà phê của Việt Nam.

Với các lợi thế về về điều kiện tự nhiên, đặc biệt là thổ nhưỡng nên năng suất sản xuất cà phê Việt Nam bình quân hiện nay cũng cao nhất thế giới với 2.8 tấn/ha, cao hơn cả cường quốc số 1 là Brazil theo số liệu của USDA năm 2020.

Trong bối cảnh diện tích trồng Arabica đang thu hẹp dần do biến đổi khí hậu và khả năng chống chịu sâu hạn kém thì xu hướng gia tăng nhập khẩu cà phê Robusta và sự gia tăng cà phê Robusta trong tỷ lệ phối trộn trong nghệ thuật pha chế, cho thấy phong cách thưởng thức cà phê trên toàn cầu đã có sự dịch chuyển thay đổi. Giá trị của cà phê Robusta (vốn có định kiến là cà phê loại 2) lên cao cũng giúp thế giới dần thay đổi cách nhìn đối với Việt Nam. Việt Nam đã và đang trở thành Quốc gia sản xuất, xuất khẩu cà phê Robusta số 1 của thế giới.

USDA (Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ) cũng đã thống kê các số liệu về năng lực sản xuất của nông dân tại các nước sản xuất Robusta để đánh giá khả năng cung ứng trong tương lai.

Hiện nay, nhiều nhà sản xuất trên thế giới đã và đang tạo ra những sản phẩm có chất lượng từ loại hạt cà phê Robusta của Việt Nam. Chưa kể đến, Cà phê Robusta của Việt Nam còn được sử dụng để chế biến cà phê hòa tan vốn đang được ưa chuộng trong thị trường thực phẩm tiêu dùng nhanh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.